Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Hồ Chí Minh: Di tích lịch sử cổ xưa - Miếu Bà Thiên Hậu

CHÙA BÀ THIÊN HẬU LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGÔI CHÙA MIẾU, CÓ LỊCH SỬ LÂU ĐỜI NHẤT CỦA NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. BÊN CẠNH GIÁ TRỊ VỀ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC, HIỆN VẬT CỔ, NƠI ĐÂY CÒN CÓ MỘT GIÁ TRỊ KHÁC, ĐÓ KHÔNG CHỈ LÀ NƠI ĐÁP ỨNG NHU CẦU TÍN NGƯỠNG MÀ CÒN LÀ NƠI QUI TỤ VÀ TƯƠNG TRỢ LẪN NHAU CỦA BÀ CON NGƯỜI VIỆT GỐC HOA (QUẢNG ĐÔNG).

Lịch sử về miếu:
Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc huyện Tuệ Thành (Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.

Kiến trúc:
Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ "khẩu" hoặc chữ "quốc". Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.



Miếu Bà Thiên Hậu Hồ Chí Minh

Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con vật thuộc "tứ linh".
 
Từ đó đến nay, qua nhiều lần trùng tu, miếu vẫn giữ được phong cách của chùa Hoa từ đường nét, nghệ thuật kiến trúc, cấu tạo mặt bằng đến vật liệu xây dựng. Miếu xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ "khẩu" hoặc chữ "quốc". Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian miếu thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương. 

Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, thường là màu đỏ, vàng, tạo sự ấm áp, tin tưởng. Miếu còn có các bức tranh đắp nổi hình thú thuộc "tứ linh", có gắn các phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc, mái, hiên cho đến các bàn thờ, vách tường... do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908. Pho tượng Bà Thiên Hậu tạc từ một khối gỗ nguyên cao 1 m, có từ khá lâu, trước khi xây miếu, vốn được thờ ở Biên Hòa và đến năm 1836 mới di chuyển về đây. Hai pho tượng còn lại bằng cốt giấy sơn màu. Các pho tượng đều được khoác áo thêu lộng lẫy. Gian phụ nằm hai bên chính điện thờ Quan Thánh, Địa Tạng, Thần Tài.

Văn hóa tín ngưỡng:
Miếu Bà có vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa trong quá trình định cư ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngày lễ vía Bà hằng năm vào 23-3 âm lịch được xem là ngày hội lớn của đông đảo người Hoa và người Việt, được tổ chức long trọng, có đọc văn tế, lễ hội trước sân miếu, múa rồng, múa lân, hát Tiều, hát Quảng... Năm 1993, miếu được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Miếu Thiên Hậu là miếu có di tích lịch sử lâu đời, có nét văn hóa đặc trưng ở nơi đây và là niềm tự hào của người dân nơi đây. Miếu có bề dày lịch sử lâu đời và là di tích văn hóa cổ xưa.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét